Truyện cổ tích Việt Nam

Truyện cổ Grim

Truyện cổ Andersen

Bài mới nhất

Sọ Dừa



Ngày xửa ngày xư­a có 2 vợ chồng đi làm người ở cho 1 gia đình phú ông giàu có từ khi còn nhỏ. 2 vợ chồng sống rất hiền từ như­ng đã ngoài 50 tuổi rồi mà vẫn chưa có một mụn con. 1 hôm bầu trời nắng rất gay gắt, ngư­ời vợ phải đi vào trong rừng kiếm củi cho gia đình phú ông, lúc quá khát nước mà người vợ ko tìm đâu ra một chút nư­ớc, sau cùng không còn cách nào khác bà đành phải liều mình uống chút nư­ớc ở trong cái sọ ngư­ời tại dưới 1 gốc cây to. Một điều rất lạ kì, khi uống nước trong sọ vào, bà cảm thấy rất khoan khoái hết sức, mát tới tận ruột gan. Và từ đó bà đã có thai, nhưng một thời gian sau thì người chông mất. Trải qua 9 tháng 10 ngày mang thai bà đã sinh ra 1 cục thịt tròn long lóc có hình dạng như­ cái sọ, có đầy đủ mặt mũi, miệng, tai, như­ng ko hề có chân tay. Người chồng bà thì đã qua đời, lại sinh ra 1 quái thai, bà rất phiền lòng, định mang chôn sống nó đi. Như­ng bỗng cục thịt cất tiếng gọi bà:

– Mẹ ơi! Con vẫn là con ng­ười đấy mẹ ạ. Mẹ đừng có vứt bỏ con đi mà khổ thân con !

Bà rất xúc động, ôm cục thịt vào trong lòng và nâng niu cho bú. Bà đặt tên cho đứa con mình là Sọ Dừa.

Phú ông nghe tin bà sinh ra một quái thai liền bắt bà mang đi chôn sống, như­ng bà ko chịu. Phú ông bèn đuổi bà ra ở chiếc lều tranh tại góc vư­ờn. Như­ng hằng ngày Phú ông vẫn bắt bà phải đi làm cho nhà ông. Mỗi ngày đi làm về bà mang phần cho Sọ Dừa 1 nắm cơm. Sọ Dừa lớn nhanh như thổi và càng ngày càng hiểu biết, khôn ngoan. Hàng xóm và những ng­ười xung quanh lâu ngày cũng quen dần và ngày một yêu quý Sọ Dừa hơn.



Hàng ngày, khi người mẹ đi làm cho nhà phú ông thì Sọ Dừa biến thành 1 cậu bé rất xinh xắn, quét dọn nhà cửa ngăn nắp đâu vào đấy, sau đó lại chui vào cái sọ như­ cũ. Lúc đầu bà mẹ thấy rất lạ kì, như­ng theo dõi mãi ko thấy chuyện gì cho nên cũng đành thôi.

1 hôm bà mẹ buồn rầu nói với Sọ Dừa rằng:

– Nhà người ta, khi con lên 7 lên 8 đã biết cách dắt bò dắt trâu đi chăn, con thì mẹ không trông đợi đư­ợc gì! Phú ông có 1 đàn dê, cần tìm ngư­ời nào đó mang đi chăn mà mẹ vẫn chư­a tìm đ­ược ai.



Sọ Dừa nói với mẹ:

– Mẹ ơi, con có thể chăn được, mẹ nói với Phú ông cho con đi chăn đi !

Thấy Sọ Dừa quả quyết là mình sẽ làm tốt công việc, bà mẹ mạnh dạn đi sang nhà phú ông để thưa chuyện. Ban đầu phú ông còn có chút hơi e ngại nhưng về sau ông ta cũng đồng ý cho Sọ Dừa được chăn thử một vài hôm, nếu làm tốt ông ta mới mướn.



Người mẹ thấy phú ông chập nhận cho Sọ Dừa chăn thử nên rất vui mừng. Quả nhiên Sọ Dừa chăn rất giỏi, con nào con nấy cũng no căng bụng béo tốt. Phú ông rất ưng vì đàn dê của ông ta ngày càng béo, Sọ Dừa thì lại ăn rất ít, ngày chỉ hai nắm cơm nhỏ.

Sọ dừa đem đàn dê đi chăn ở dãy núi khá xa làng, hàng ngày phú ông giao cho ba người con gái của ông ta thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Hai người chị thì lúc nào cũng xa lánh Sọ Dừa, mang cơm đến họ chỉ để dưới gốc cây gần đó rồi gọi, mặc cho Sọ Dừa tự lăn tới ăn. Còn cô con gái út, lần nào cô cũng mang cơm tới tận nơi cho Sọ Dừa.

Một hôm, cô út mang cơm cho Sọ Dừa, khi cô lại gần chỗ Sọ Dừa và bầy dê thì cô nghe văng vẳng tiếng sáo véo von, khi trầm khi nhặt làm cho cô cảm thấy xao xuyến. Không thấy Sọ Dừa đầu, cô chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú tuổi trạc mười bảy đang nằm trên chiếc võng đào miệng thổi sáo. Thấy có người đến chàng trai lại trở lại hình dáng Sọ Dừa lăn lông lốc. Kể từ khi đó, cô út biết rằng Sọ Dừa không phải người trần, cô đem lòng thầm yêu trộm nhớ Sợ Dừa, có thức ăn ngon, cô lại mang thật nhiều tới cho Sọ Dừa.

Thế rồi, bỗng một hôm, Sọ Dừa đòi mẹ đi tới nhà phú ông xin hỏi một trong ba người con gái phú ông làm vợ. Bà mẹ đang uống giở hụm nước cũng phải phì cười nói:



– Con ơi, con gái phú ông cả ba đều xinh đẹp, ai lại chấp nhận lấy mày, nhiều trai làng hỏi mà ông ấy còn không ưng.

Sọ Dừa vẫn tha thiết năn nỉ mẹ mình. Để chiều lòng đứa con, bà cũng đành phải kiếm một buồng cau rồi liều mình sang hỏi nhà phú ông. Vừa nghe xong bà trình bày, phú ông cười mỉa một cái rồi nói:

– Nếu như nhà mụ đủ khả năng sắm đủ những lễ vật mà ta yêu cầu thì ta sẽ gả một trong ba đứa cho con trai mụ. Lễ vật gồm có một chĩnh vàng cốm, 10 tấm lụa đào, 10 con heo thật béo, 10 thùng rượu tăm. Và phải có một căn nhà ngói năm gian để cho con gái ta về ở, chứ ta không thể để nó sống trong ngôi nhà rách nát của mụ được.

Phú ông nghĩ trong bụng rằng thách thế thì nó có làm cả đời cũng chả đủ tiền sắm lễ. Bà mẹ trở về nhà, bảo với con trai:

– Con à, phú ông thách cưới cao lắm, nhà mình không sắm nổi đâu con. Thôi con từ bỏ ý định cưới con gái phú ông đi.

Nghe xong người mẹ kể về những lễ vật phú ông thách. Sọ Dừa nói:

– Mẹ cứ yên tâm, con sẽ có cách lo đầy đủ lễ vật.

Quả nhiên ngày hôm sau, Sọ Dừa đã sắm đầy đủ tất cả những lễ vật mà phú ông yêu cầu, bà mẹ tỉnh dậy mà cứ tưởng mình nằm mơ vì căn nhà lá đã biến mất được thay thế bằng ngôi nhà ngói 5 gian đẹp đẽ, bà thì đang nằm trên một chiếc giường có đủ chăn hoa nệm gấm. Ngoài sân, mấy chục người hầu hạ quần áo đầy đủ màu sắc đã sẵn sàng cùng hai mẹ con sang nhà phú ông hỏi vợ.

Đến lúc này phú ông không còn cách để từ chối, nhưng ông ta nghĩ có đủ lễ vật thì ba đứa con gái ông ta chắc chẳng có đứa nào đồng ý lấy thằng người chẳng ra người, ngợm chẳng ra ngợm đấy cả.

Phú ông cho gọi ba cô con gái ra hỏi lần lượt:

– Nào con gái lớn của ta, con có đồng ý lấy Sọ Dừa con trai mụ ta làm chồng không

Cô ta bĩu môi một cái rồi quay ngoắt đi vào trong phòng

Phú ông hỏi tiếp cô con gái thứ hai:

– Giờ đến con đấy con gái, con có đồng ý lấy thằng Sọ Dừa làm chồng không?

Cô ta cũng như người chị mình, cười một cái khinh bỉ rồi buông câu:

– Con có điên đâu cha mà đi lấy thằng đó làm chồng

Đến cô con gái thứ ba, phú ông hỏi:

– Giờ chỉ còn con thôi con gái, con có đồng ý không?

Cô út nhỏ nhẹ đáp:

– Dạ thưa cha, con đồng ý!

Phú ông rất ngạc nhiên miệng há hốc, nhưng ông ta giờ đây phải đồng ý vì lễ vật đã đủ, người cũng đã thuận.

Chiều hôm ấy, Sọ Dừa đón dâu về nhà. Lễ cưới được tổ chức linh đình, Sọ Dừa cho mời tất cả lối trên xóm dưới tới dự, tiếng cười nói rôm rả. Đến tối, khi các cây nến đã thắp sáng trưng nhà trên nhà dưới thì không ai thấy Sọ Dừa đâu cả, từ phòng bên bước ra là một chàng thanh niên khôi ngô tuấn tú với nét mặt sáng ngời, chàng trai nắm tay cô dâu và nói:



– Thưa các cụ, thưa các bác các anh chị cùng bà con hai họ, tôi là Sọ Dừa. Vợ chồng tôi xin được cảm tạ tấm lòng của mọi người đã đến chung vui cùng chúng tôi trong ngày trọng đại này.

Bà mẹ ôm trầm lấy cô con dâu, mừng rỡ không nói lên lời. Tất cả mọi người ai nấy cũng rất vui mừng, mừng vì Sọ Dừa được làm người, mừng vì cô con gái út phú ông lấy được người chồng tốt. Riêng chỉ có hai cô chị là tức tối đố kị với cô em gái mình.

Sau khi cưới vợ, Sọ Dừa rất chăm chỉ dùi mài kinh sử, đến kì thi bảng, Sọ Dừa đã đỗ trạng nguyên và được nhà vua rất trọng dụng vì chàng tài trí hơn người.

Một thời gian sau thì người mẹ già yếu qua đời, quan trạng Sọ Dừa từ kinh đô trở về chịu tang mẹ được ít hôm sau thì nhận được chiếu chỉ của nhà vua phải đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho người vợ một con dao, một hòn đá lửa, 2 quả trứng gà và dặn dò kĩ phải luôn mang 2 thứ đó bên mình để phòng thân, sẽ có lúc dùng tới.

Hai người chị gái đem lòng ghen ghét đố kị đã lâu vì thấy em gái lấy được người chồng vừa tuấn tú, lại giỏi giang quyền cao chức trọng. Giờ chúng lập mưu hãi hại em chiếm chồng. Một hôm, hai người chị rủ em gái mình đi chơi thuyền trên biển, khi thuyền đã ra xa, hai người chị đẩy thuyền em ra xa, giấu hết tay chèo làm cho thuyền cô em út chìm nghỉm.Một con cá kình đã nuốt chửng cà thuyền và người vào trong bụng nó.

Nhớ tới 3 vật người chòng đã dặn kĩ mang theo bên mình, cô lấy con dao đâm vào bụng cá, con cá vùng vẫy một lúc rồi nổi lềnh phềnh trên mặt nước. Xác cá trôi vào bờ một hòn đảo hoang, cô khoét bụng cá rồi chui ra. Sẵn sao, cô xẻ thịt cá ra làm nhiều miếng, phần thì phơi khô, phần cô muối để ăn dần. Cô dùng hòn đá lửa đánh để lấy lửa sưởi ấm và nấu chín thức ăn. Hai quả trứng gà trong bọc đủ ngày đủ tháng đã nở thành hai con gà một trống một mái.

Ngày tháng dần trôi, cô một mình sống trên hoang đảo, con gà mái đẻ rất nhiều trứng, đàn gà cứ thế mà đông dần. Bỗng một buổi chiều, cô nghe thấy con gà trống gáy:

– ó ò o!… phải thuyền quan Trạng rước cô tôi về!

Cô chạy ra thì thấy có một chiếc thuyền lớn đang tiến tới đảo. Cô mừng lắm vì thấy mình cũng sắp được cứu trở đất liền. Con thuyền mỗi lúc một gần, nhìn lên mui thuyền cô nhận ra ngay đấy chính là chồng mình Sọ Dừa. Gặp nhau hai vợ chồng ôm trầm lấy mừng rỡ không nói lên lời.

Hai vợ chồng lên thuyền trở về nhà, được nghe vợ kể lại chuyện, Sọ Dừa căm phẫn lắm. Vừa về tới nơi, Sọ Dừa giấu vợ vào phòng không cho ai biết, bên ngoài chàng cho mở tiệc linh đình, mời cả hai họ lẫn bà con lối xóm tới dự mừng ngày trở về.

Hai người chị gái thấy chồng em trở về nên ăn mặc rất lộng lẫy, trang điểm kĩ càng sang dự tiệc nhằm lôi cuốn sự chú ý của Sọ Dừa. Vừa ngồi vào mâm, cả hai đã thi nhau kể việc em mình bị chết đuối ra sao, hai chị cố gắng cứu em thế nào nhưng vẫn không được.

Sọ Dừa vẫn chỉ cười không nói gì, đang lúc tiệc rất vui, Sọ Dừa đứng lên xin phép mọi người được vào trong buồng dẫn ra một người bạn để chào hai họ và dân làng. Trong buồng, cô út bước ra trước sự ngỡ ngàng. Hai người chị thấy em gái bủn rủn chân tay, nhân lúc mọi người đang mừng rỡ cô út vẫn còn sống trở về thì cả hai lẻn ra ngoài trốn đi biệt tích.



Đồ bỏ xó

9:07:00 AM



Ngày xửa ngày xưa có một người xay bột nghèo nhưng lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần do tình cờ mà bác được nói chuyện với nhà vua. Để được nhà vua lưu ý, bác tâu:
- Tâu bệ hạ, tôi có một đứa con gái kéo được rơm thành vàng.
Vua bảo bác thợ xay bột:
- Đó là một nghề hiếm người làm được, nghề ấy trẫm rất quý. Nhưng lời ngươi nói thì quả con ngươi khéo lắm, mai ngươi dẫn nó vào cung, ta muốn thử tài nó.
Khi cô gái đến, nhà vua chỉ cô vào một cái buồng chất đầy rơm, cho đem guồng và ống lõi lại, bảo:
- Giờ ngươi làm đi, từ đêm cho tới sáng mai mà ngươi không kéo được hết chỗ rơm này thành vàng thì ngươi phải tội chết chém.
Rồi chính tay nhà vua đóng cửa buồng, để cô gái một mình ở trong đó.
Cô con gái bác thợ xay thật là tội nghiệp, cô ngồi bần thần cả người, không nghĩ ra được kế nào để thoát chết. Cô đâu biết cách kéo rơm thành vàng. Sự lo sợ ngày càng tăng, cuối cùng cô òa lên khóc.
Bỗng nhiên cửa từ từ mở ra, một người bé nhỏ bước vào và nói:
- Chào cô con gái bác xay bột, tại sao cô lại khóc nức nở như thế?
Cô đáp:
- Trời ơi, cháu phải kéo rơm thành vàng, cái đó cháu đâu biết.
Người tí hon nói:
- Cô sẽ thưởng cho tôi cái gì nếu tôi kéo rơm thành vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu xin biếu bác chiếc vòng đeo cổ của cháu.
Người tí hon nhận chiếc vòng đeo cổ, rồi ngồi xuống bên cạnh chiếc guồng sợi và quay, tiếng guồng quay vo vo, chỉ quay có ba lần đã đầy ống. Người tí hon lắp ống khác vào, vo, vo, vo, guồng quay ba lần là ống thứ hai lại đầy. Cứ như vậy cho đến sáng. Tới sáng thì quay xong tất cả chỗ rơm, tất cả các ống đều đầy sợi vàng.
Mặt trời vừa ló đằng đông thì vua đã tới. Nhìn thấy vàng, nhà vua ngạc nhiên nhưng trong lòng mừng lắm, lòng tham lại nổi lên. Vua lệnh dẫn cô sang một căn buồng khác lớn hơn, rơm chất đến tận nóc và ra lệnh nếu cô muốn sống thì một đêm phải kéo hết chỗ rơm ấy thành vàng.
Cô gái chẳng biết làm thế nào lại đành ngồi khóc. Lần này cánh cửa lại từ từ mở ra, một người bé nhỏ xuất hiện và nói:
- Cô thưởng cho tôi cái gì nếu tôi kéo rơm thành vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu xin biếu bác chiếc nhẫn đeo tay của cháu.
Người tí hon nhận chiếc nhẫn và bắt đầu quay guồng, tiếng guồng quay vo vo đều đều, hết đêm tới sáng thì kéo xong toàn bộ số rơm trong buồng thành những sợi chỉ vàng óng ánh.
Nhìn đống sợi vàng vua mừng rỡ cả người, nhưng lòng thèm vàng vẫn chưa chán. Vua cho dẫn cô gái con bác xay bột sang một căn buồng khác lớn hơn nữa, rơm chất đến tận nóc. Vua ra lệnh:
- Ngươi phải quay guồng nốt đêm nay. Nếu ngươi hoàn tất được ngươi sẽ là hoàng hậu của ta.
Vua nghĩ bụng, tuy đó chỉ là một cô gái con bác xay bột, nhưng mình tìm đâu ra một người vợ giàu có hơn nữa trên thế gian này.
Khi cô chỉ còn một mình trong buồng, lần thứ ba người tí hon lại đến và nói:
- Cô thưởng cho tôi cái gì nếu tôi lần này cũng kéo rơm thành sợi vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu không còn gì để biếu bác cả.
Vậy cô có đồng ý hứa với tôi, nếu cô thành hoàng hậu thì cho tôi đứa con đầu lòng của cô nhé.
Cô gái con bác thợ xay bột nghĩ bụng, ai mà biết được chuyện đời sẽ đi đến đâu. Mà biết làm thế nào được, giờ đang bí. Cô hứa làm theo lời đòi hỏi của người tí hon. Một lần nữa, người tí hon lại quay rơm thành sợi vàng cho cô.
Sáng hôm sau vua đến thấy mọi việc hoàn tất như mình mong muốn nên làm lễ cưới với cô gái con bác xay bột. Thế là cô trở thành hoàng hậu.
Một năm sau hoàng hậu sinh được một đứa bé rất kháu và quên bẵng đi chuyện hứa với người tí hon. Đang lúc vui mừng như vậy thì bỗng nhiên người tí hon xuất hiện và nói:
- Bây giờ cô hãy đưa cho tôi cái cô đã hẹn trước kia.
Hoàng hậu hoảng hốt sợ hãi, xin người tí hon để bà đứa con, bà sẵn sàng đổi tất cả của cải châu báu trong vương quốc để lấy con.
Người tí hon đáp:
- Không được, tất cả của cải trên thế gian này đối với tôi không quý bằng chút động đậy của sự sống.
Không biết làm sao bây giờ, hoàng hậu òa lên khóc than thảm thiết, khóc than đến nỗi người tí hon phải động lòng thương và bảo:
- Thôi, tôi hẹn cho cô ba ngày, tới đó nếu cô biết được tên tôi thì cô được giữ con lại.
Thế là hoàng hậu trằn trọc suốt đêm cố nhớ lại những tên mình đã từng nghe thấy, và còn cho sứ giả đi khắp nơi trong nước dò hỏi xem còn những tên gì nữa trong dân gian.
Ngày hôm sau, người tí hon đến, hoàng hậu kể các tên mà bà biết: Kátspar (người giữ kho vàng cho vua), Mênxior (vua ánh sáng), Banxơ (Trời phù hộ)… bà lần lượt kể hết tên này đến tên khác, nghe xong mỗi tên người tí hon lại nói:
- Tên tôi không phải như vậy.
Hôm thứ hai, hoàng hậu cho người đi khắp vùng lân cận hỏi xem liệu còn có những tên gì khác nữa không. Rồi, bà kể cho người tí hon nghe những tên hiếm có và kỳ lạ.
- Phải chăng bác tên là: Ripenbit (gầy giơ xương sườn), Hatnêlvađơ (Bắp vế đùi cừu) hay là Snuyabai (chân cò hương).
Nhưng luôn luôn bị người tí hon đáp:
- Tên tôi không phải như vậy.
Ngày thứ ba sứ giả trở về kể:
- Thần không tìm ra một tên mới nào cả. Nhưng khi thần tới một ngọn núi cao phía góc rừng, nơi đây thanh vắng lắm, thì thần nhìn thấy một căn nhà nhỏ. Trước nhà là một đống lửa đang bùng cháy, một người tí hon dáng nom đến nực cười nhảy nhót xung quanh đống lửa, mà lại nhảy lò cò một chân và hát rêu rao:
Hôm nay nướng bánh, ngày mai nấu bia,
Ngày mai đi đón con vua mang về
Đề huề sung sướng ai hay
Tên "Đồ bỏ xó" gặp may chuyến này.
Các bạn có biết hoàng hậu mừng biết bao khi nghe thấy cái tên ấy.
Chỉ một lát sau người tí hon bước vào và hỏi:
- Thế giờ hoàng hậu biết tên tôi là gì chưa?
Hoàng hậu giả vờ hỏi lại:
- Phải chăng tên bác là Gun (Táo bạo)?
- Không phải.
- Phải chăng tên bác là Hanxơ (Hùng cường)?
- Không phải.
- Chắc có lẽ tên bác là Rumpênstinxen (Đồ bỏ xó) phải không?
- Chỉ có quỷ nói ngươi mới biết, chỉ có quỉ nói ngươi mới biết.
Tức quá hắn la ầm lên, đứng dậm chân xuống đất, hắn dậm chân mạnh đến nỗi người hắn lún xuống đất sâu.

Ngày xửa ngày xưa có một người xay bột nghèo nhưng lại có một cô con gái xinh đẹp. Có lần do tình cờ mà bác được nói chuyện với nhà vua. Để được nhà vua lưu ý, bác tâu:
- Tâu bệ hạ, tôi có một đứa con gái kéo được rơm thành vàng.
Vua bảo bác thợ xay bột:
- Đó là một nghề hiếm người làm được, nghề ấy trẫm rất quý. Nhưng lời ngươi nói thì quả con ngươi khéo lắm, mai ngươi dẫn nó vào cung, ta muốn thử tài nó.
Khi cô gái đến, nhà vua chỉ cô vào một cái buồng chất đầy rơm, cho đem guồng và ống lõi lại, bảo:
- Giờ ngươi làm đi, từ đêm cho tới sáng mai mà ngươi không kéo được hết chỗ rơm này thành vàng thì ngươi phải tội chết chém.
Rồi chính tay nhà vua đóng cửa buồng, để cô gái một mình ở trong đó.
Cô con gái bác thợ xay thật là tội nghiệp, cô ngồi bần thần cả người, không nghĩ ra được kế nào để thoát chết. Cô đâu biết cách kéo rơm thành vàng. Sự lo sợ ngày càng tăng, cuối cùng cô òa lên khóc.
Bỗng nhiên cửa từ từ mở ra, một người bé nhỏ bước vào và nói:
- Chào cô con gái bác xay bột, tại sao cô lại khóc nức nở như thế?
Cô đáp:
- Trời ơi, cháu phải kéo rơm thành vàng, cái đó cháu đâu biết.
Người tí hon nói:
- Cô sẽ thưởng cho tôi cái gì nếu tôi kéo rơm thành vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu xin biếu bác chiếc vòng đeo cổ của cháu.
Người tí hon nhận chiếc vòng đeo cổ, rồi ngồi xuống bên cạnh chiếc guồng sợi và quay, tiếng guồng quay vo vo, chỉ quay có ba lần đã đầy ống. Người tí hon lắp ống khác vào, vo, vo, vo, guồng quay ba lần là ống thứ hai lại đầy. Cứ như vậy cho đến sáng. Tới sáng thì quay xong tất cả chỗ rơm, tất cả các ống đều đầy sợi vàng.
Mặt trời vừa ló đằng đông thì vua đã tới. Nhìn thấy vàng, nhà vua ngạc nhiên nhưng trong lòng mừng lắm, lòng tham lại nổi lên. Vua lệnh dẫn cô sang một căn buồng khác lớn hơn, rơm chất đến tận nóc và ra lệnh nếu cô muốn sống thì một đêm phải kéo hết chỗ rơm ấy thành vàng.
Cô gái chẳng biết làm thế nào lại đành ngồi khóc. Lần này cánh cửa lại từ từ mở ra, một người bé nhỏ xuất hiện và nói:
- Cô thưởng cho tôi cái gì nếu tôi kéo rơm thành vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu xin biếu bác chiếc nhẫn đeo tay của cháu.
Người tí hon nhận chiếc nhẫn và bắt đầu quay guồng, tiếng guồng quay vo vo đều đều, hết đêm tới sáng thì kéo xong toàn bộ số rơm trong buồng thành những sợi chỉ vàng óng ánh.
Nhìn đống sợi vàng vua mừng rỡ cả người, nhưng lòng thèm vàng vẫn chưa chán. Vua cho dẫn cô gái con bác xay bột sang một căn buồng khác lớn hơn nữa, rơm chất đến tận nóc. Vua ra lệnh:
- Ngươi phải quay guồng nốt đêm nay. Nếu ngươi hoàn tất được ngươi sẽ là hoàng hậu của ta.
Vua nghĩ bụng, tuy đó chỉ là một cô gái con bác xay bột, nhưng mình tìm đâu ra một người vợ giàu có hơn nữa trên thế gian này.
Khi cô chỉ còn một mình trong buồng, lần thứ ba người tí hon lại đến và nói:
- Cô thưởng cho tôi cái gì nếu tôi lần này cũng kéo rơm thành sợi vàng cho cô?
Cô gái đáp:
- Cháu không còn gì để biếu bác cả.
Vậy cô có đồng ý hứa với tôi, nếu cô thành hoàng hậu thì cho tôi đứa con đầu lòng của cô nhé.
Cô gái con bác thợ xay bột nghĩ bụng, ai mà biết được chuyện đời sẽ đi đến đâu. Mà biết làm thế nào được, giờ đang bí. Cô hứa làm theo lời đòi hỏi của người tí hon. Một lần nữa, người tí hon lại quay rơm thành sợi vàng cho cô.
Sáng hôm sau vua đến thấy mọi việc hoàn tất như mình mong muốn nên làm lễ cưới với cô gái con bác xay bột. Thế là cô trở thành hoàng hậu.
Một năm sau hoàng hậu sinh được một đứa bé rất kháu và quên bẵng đi chuyện hứa với người tí hon. Đang lúc vui mừng như vậy thì bỗng nhiên người tí hon xuất hiện và nói:
- Bây giờ cô hãy đưa cho tôi cái cô đã hẹn trước kia.
Hoàng hậu hoảng hốt sợ hãi, xin người tí hon để bà đứa con, bà sẵn sàng đổi tất cả của cải châu báu trong vương quốc để lấy con.
Người tí hon đáp:
- Không được, tất cả của cải trên thế gian này đối với tôi không quý bằng chút động đậy của sự sống.
Không biết làm sao bây giờ, hoàng hậu òa lên khóc than thảm thiết, khóc than đến nỗi người tí hon phải động lòng thương và bảo:
- Thôi, tôi hẹn cho cô ba ngày, tới đó nếu cô biết được tên tôi thì cô được giữ con lại.
Thế là hoàng hậu trằn trọc suốt đêm cố nhớ lại những tên mình đã từng nghe thấy, và còn cho sứ giả đi khắp nơi trong nước dò hỏi xem còn những tên gì nữa trong dân gian.
Ngày hôm sau, người tí hon đến, hoàng hậu kể các tên mà bà biết: Kátspar (người giữ kho vàng cho vua), Mênxior (vua ánh sáng), Banxơ (Trời phù hộ)… bà lần lượt kể hết tên này đến tên khác, nghe xong mỗi tên người tí hon lại nói:
- Tên tôi không phải như vậy.
Hôm thứ hai, hoàng hậu cho người đi khắp vùng lân cận hỏi xem liệu còn có những tên gì khác nữa không. Rồi, bà kể cho người tí hon nghe những tên hiếm có và kỳ lạ.
- Phải chăng bác tên là: Ripenbit (gầy giơ xương sườn), Hatnêlvađơ (Bắp vế đùi cừu) hay là Snuyabai (chân cò hương).
Nhưng luôn luôn bị người tí hon đáp:
- Tên tôi không phải như vậy.
Ngày thứ ba sứ giả trở về kể:
- Thần không tìm ra một tên mới nào cả. Nhưng khi thần tới một ngọn núi cao phía góc rừng, nơi đây thanh vắng lắm, thì thần nhìn thấy một căn nhà nhỏ. Trước nhà là một đống lửa đang bùng cháy, một người tí hon dáng nom đến nực cười nhảy nhót xung quanh đống lửa, mà lại nhảy lò cò một chân và hát rêu rao:
Hôm nay nướng bánh, ngày mai nấu bia,
Ngày mai đi đón con vua mang về
Đề huề sung sướng ai hay
Tên "Đồ bỏ xó" gặp may chuyến này.
Các bạn có biết hoàng hậu mừng biết bao khi nghe thấy cái tên ấy.
Chỉ một lát sau người tí hon bước vào và hỏi:
- Thế giờ hoàng hậu biết tên tôi là gì chưa?
Hoàng hậu giả vờ hỏi lại:
- Phải chăng tên bác là Gun (Táo bạo)?
- Không phải.
- Phải chăng tên bác là Hanxơ (Hùng cường)?
- Không phải.
- Chắc có lẽ tên bác là Rumpênstinxen (Đồ bỏ xó) phải không?
- Chỉ có quỷ nói ngươi mới biết, chỉ có quỉ nói ngươi mới biết.
Tức quá hắn la ầm lên, đứng dậm chân xuống đất, hắn dậm chân mạnh đến nỗi người hắn lún xuống đất sâu.




Cây bút thần

9:01:00 AM

Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì nhà cậu nghèo quá nên một cây bút vẽ cũng không mua nổi.

Một ngày khi đang trên đường gánh củi đi bán, tình cờ cậu đi ngang qua cửa của một nhà quan lớn trong làng. Cậu quan sát thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho quan xem. Thích quá, cậu cố gắng tiến sát lại cửa sổ để nhìn cho thật kỹ. Cậu mạnh dạn hỏi người họa sĩ:

- Bác hoạ sĩ ơi, cháu thích được vẽ từ hồi nhỏ nhưng nhà cháu nghèo lắm nên không có tiền mua bút, bác có thể cho cháu một chiếc bút vẽ bác nhé!

Viên quan và tay họa sĩ nghe cậu nói vậy thì cười phá lên chế diễu:

- Đã nghèo lại còn đua đòi vẽ vời, thôi mày cứ an phận với nghề bán củi của mày, cút đi cho tao vẽ nốt!


Mã Lương nghe vậy không những không xấu hổ mà còn tức tối đáp lại:

- Việc học thì làm gì phải phân biệt giàu nghèo, chả nhẽ nghèo thì không được học vẽ sao?

Nói xong rồi cậu bỏ đi. Mặc dù bị chế nhạo thẳng thừng như vậy nhưng Mã Lương vẫn không hề bỏ cuộc, cậu quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của chính mình. Tranh thủ mỗi lần lên núi để kiếm củi, cậu nhặt những cành cây rơi dưới đất để vẽ phong cảnh, chim chóc ngay trên nền đất. Khi cắt cỏ gần bờ sông, cậu lại túm những ngọn cỏ lại làm thành bút, chấm xuống nước và vẽ khung cảnh thiên nhiên xung quanh lên tảng đá. Tối về được nghỉ ngơi, cậu lại dùng những hòn than trong bếp củi vẽ lên khắp vách tường trong nhà.

Với lòng đam mê nhiệt huyết dành cho hội họa, cộng với tài quan sát rất tinh tế và tài năng thiên phú, những con chim mà cậu vẽ nên dường như biết hót, những chú cá giống như đang bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Có lần Mã Lương vẽ một con chó sói lên vách núi, vì giống thật quá mà dê, bò… tưởng rằng có sói thật mà sợ hãi không dám lên núi gặm cỏ. Người trong làng thấy Mã Lương chăm chỉ học vẽ bèn hỏi:



- Mã Lương ơi, cháu chăm chỉ học vẽ thế để mai sau đi vẽ cho nhà quan lấy tiền phải không?

Mã Lương lắc đầu đáp rằng:

- Không đâu bác ơi, cháu sẽ không bao giờ dùng tài năng vẽ của mình để phục vụ cho nhà quan. Cháu chỉ vẽ cho người dân nghèo mà thôi!

Với sự siêng năng của mình và tài năng bẩm sinh mà ông trời ban tặng, Mã Lương ngày một tiến bộ. Tuy vậy ước ao của cậu là có được một cây bút vẽ thật sự để vẽ những bức tranh bằng mực thật đẹp thì chưa thế thành hiện thực, cậu vẫn phải vẽ những bức tranh bằng nước hay trên vách đá.

Một đêm nọ, khi Mã Lương đang mơ màng đi vào giấc ngủ thì bỗng trong nhà rực lên một ánh hào quang sáng chói. Bước ra từ luồng sáng đó là một ông cụ râu tóc bạc phơ với đôi mắt hiền từ. Cụ tặng cho Mã Lương một cây bút vẽ và dặn dò rằng:

- Mã Lương, ta tặng cháu cây bút thần này, sở hữu nó cháu sẽ có trong tay rất nhiều phép màu và quyền năng thần kỳ. Nhưng cháu phải ghi nhớ lời cháu đã nói: “Chỉ vẽ để giúp đỡ người nghèo khó, và vì người dân nghèo mà cầm bút vẽ”.



Dặn dò xong xuôi, ông cụ vụt biến mất cùng vầng hào quang khiến cho Mã Lương còn chưa kịp nói lời cảm ơn. Tỉnh dậy, Mã Lương ngỡ đây chỉ là một giấc mộng, nhưng lạ thay khi nhìn xuống thì cây bút vẽ đang nằm trong tay mình. Cậu sung sướng reo lên:

- Tuyệt vời quá! Ta đã có bút để tha hồ vẽ rồi!

Mã Lương hào hứng ngay lập tức trổ tài hội họa của mình. Cậu đưa tay vẽ một chú chim, bỗng nhiên từ trong tranh chú chim bay ra và cất tiếng hót lanh lảnh. Cậu vẽ thêm một con cá thì con cá trong tranh biến thành cá thật và quẫy đuôi bơi tung tăng.

- Quả đúng đây là cây bút thần rồi!– Mã Lương vui sướng reo lên.

Ghi nhớ lời hứa với ông tiên trong giấc mơ, hàng ngày Mã Lương vẽ không biết mệt mỏi để giúp đỡ người dân nghèo trong làng. Nhà nào thiếu cày em vẽ cày, thiếu trâu em vẽ trâu, thiếu ruộng em vẽ ruộng…

Một hôm khi đi ngang qua một mảnh ruộng, thấy bác nông dân gầy gò đang gò lưng kéo cày, đất ruộng rắn khiến cho bác nông dân mồ hôi ướt đẫm mà vẫn không cày nổi. Thương bác vất vả, Mã Lương lấy bút ra vẽ một con trâu to khỏe tặng cho bác

Một tên quan huyện bản tính tham lam nghe ngóng được rằng Mã Lương có trong tay cây bút thần, muốn vẽ gì cũng được, hắn bèn lệnh cho quân lính tới gô bắt Mã Lương giải về. Sau đó hắn ngang nhiên sai bảo cậu vẽ cho hắn thật nhiều vàng bạc châu báu. Nhưng Mã Lương trẻ tuổi kiên quyết đáp lời:
- Ông có giết tôi thì tôi cũng không vẽ!
Tức giận trước sự cứng đầu của Mã Lương, hắn cho quân giam cậu vào ngục tối bỏ mặc cho cậu chịu đói khát, không cho thức ăn nước uống. Đêm hôm đó tuyết rơi dày, trời lạnh cắt da cắt thịt. Tên quan vui mừng nghĩ thầm trong bụng “Chắc chắn thằng ranh Mã Lương đã chết đói chết rét trong đó rồi, cho đáng đời cái tội cãi lời ta”. Đoạn hắn hí hửng khoác áo ấm mò vào ngục xem cậu giờ ra sao. Không thể tin vào mắt mình, vào đến ngục hắn chứng kiến Mã Lương vẫn đang hoàn toàn khỏe mạnh, cậu đang ngồi sưởi bên đống lửa ấm và ăn những chiếc bánh nướng thơm phức.
Tên quan tức giận sai quân lính chạy vào cướp lấy chiếc bút thần của Mã Lương, nhưng khi vừa tới cửa phòng giam thì đã không thấy Mã Lương đâu nữa, còn lại trong phòng là chiếc thang mà cậu vẽ vẫn còn dựa ở đó. Quan đùng đùng nổi giận hò hét quân lính tức tốc đuổi theo nhưng không sao đuổi kịp vì Mã Lương đã nhanh tay vẽ cho mình một con tuấn mã phóng nước đại cao chạy xa bay khỏi làng.
Vì không muốn để lộ khả năng của mình, Mã Lương đã chạy tới một ngôi làng xa rất xa. Cậu ở lại thị trấn đó và làm nghề vẽ tranh để kiếm sống. Vì không muốn những gì mình vẽ ra lại biến thành thật, nên các bức hoạ vẽ ra đều cố tình khuyết đi một thứ gì đó. Con thì thiếu mắt, con thì thiếu chân…
Một hôm, Mã Lương vẽ một con cò trắng, trong lúc vẽ cậu sơ ý để rơi một giọt mực vào mắt con cò. Thế là con cò từ trong tranh vỗ cánh bay ra. Tin tức về cậu bé có tài năng vẽ tranh thành thật nhanh chóng bay đi khắp mọi nơi. Viên quan nơi Mã Lương lập tức báo ngay cho hoàng đế. Ngay sau đó, Mã Lương đã bị quân lính triều đình bắt và điệu về hoàng cung.
Hoàng đế bắt được Mã Lương thì ra lệnh cho cậu vẽ cho hắn những gì hắn muốn. Biết tên hoàng đế này là một kẻ tàn ác chuyên ức hiếp dân lành nên khi hắn bảo vẽ Rồng thì cậu vẽ cho hắn một con tắc kè, hắn sai vẽ chim phượng hoàng thì cậu tặng cho hắn một con quạ đen xấu xí. Hai con tắc kè và quạ hóa thật chui khỏi tranh cắn nhau chí tróe làm hoàng đế tức điên. Hắn cướp cây bút thần và giam Mã Lương vào ngục.
Tên hoàng đế cướp được cây bút thần thì loay hoay vẽ một núi vàng, không ngờ lại thành ra một đống đá, đá từ trên cao rầm rầm rơi xuống làm hắn suýt nữa thì toi mạng.
Biết rằng chỉ có duy nhất Mã Lương mới có thể làm ra được phép màu từ cây bút này, hoàng đế thả Mã Lương ra, ngọt nhạt dùng những lời nịnh nọt hòng dụ dỗ cậu vẽ theo ý hắn. Vì muốn lấy lại cây bút, Mã Lương đã giả vờ đồng ý. Hoàng đế bảo cậu vẽ ra một cây có thể hái ra tiền vàng. Mã Lương múa bút vẽ ra biển cả, sau đó em mới vẽ ra một hòn đảo nhỏ trên đó có cây hái ra tiền vàng.
Hoàng đế lại nhẫn nhịn dụ cậu vẽ cho hắn một con thuyền lớn để lái ra đảo hái vàng trên cây. Mã Lương lại vẽ thuyền đúng như ý hắn. Ngay tắp lự hoàng đế và những tên tham quan vội vàng trèo ngay lên thuyền để ra dảo hái vàng. Mã Lương tiếp tục vẽ ra một cơn gió để đẩy thuyền ra khơi nhanh hơn. Đợi cho thuyền ra xa thật xa bờ, Mã Lương huơ bút vẽ gió nổi rất to, sóng biển cuộn trào dữ dội. Con thuyền chao đảo không thể cự nổi gió to sóng lớn nên đã lật nhào, nhấn chìm cả lũ tham quan và tên hoàng đế tham ác xuống đáy biển sâu.
Sau khi dùng tài năng và trí khôn của mình trừng trị được bè lũ gian ác, Mã Lương lại quay trở về dùng cây bút thần vẽ giúp đỡ dân nghèo.


Hansel và Gretel

8:56:00 AM


Sống ở ven một khu rừng là hai vợ chồng bác tiều phu nghèo, gia đình có hai con, con trai tên là Hãnsel , con gái tên là Gretel. Nhà thường sống bữa đói bữa no cho qua ngày. Một năm kia, trời làm đói kém, miếng bánh mì ăn hàng ngày cũng không kiếm nổi, nằm trằn trọc mãi trên giường với những lo cùng nghĩ, bác trai thở dài nói với vợ:
- Chả biết rồi sẽ sống sao cho qua cơn đói? Không biết lấy gì mà nuôi những đứa con đáng thương của chúng ta, ngay đến bố mẹ chúng nó cũng chẳng có gì để cho vào mồm.
Hết đường xoay xở, đói khổ thúc bách khiến người mẹ đâm ra nhẫn tâm, bà nói với chồng:
- Ba nó ạ, biết sao bây giờ, sáng sớm tinh mơ ngày mai ta dẫn hai đứa vào tận giữa rừng sâu rậm rạp, rồi đốt lửa lên, cho mỗi đứa một mẩu bánh, rồi bỏ mặc chúng ở đó, còn ta cứ việc đi làm việc của ta. Chúng chẳng tìm nổi đường về nhà, thế là ta thoát nợ.
Người chồng nói:
- Má nó à, làm thế không được đâu, ai lại nỡ lòng nào đem con bỏ giữa rừng sâu cho thú dữ đến xé xác ăn thịt.
Vợ mắng:
- Trời, ba nó thật chẳng khác gì thằng điên, ba nó muốn chết cả nút phải không. Nếu vậy thì đi bào gỗ đóng săng là vừa.
Bà vợ chanh chua nói sa sả, không để cho chồng yên thân, chồng đành chịu nhưng còn nói với:
- Nhưng tôi vẫn thấy thương những đứa con tội nghiệp.
Đói bụng quá nên hai đứa trẻ cũng không tài nào chợp mắt được, chúng nghe hết đầu đuôi câu chuyện và những điều bà mẹ nói với bố chúng. Gretel khóc sướt mướt, bảo Hãnsel.
- Anh em mình chắc chết đến nơi.
Hãnsel bảo em:
- Gretel, nín đi em, đừng có lo buồn, anh sẽ có cách.
Chờ lúc bố mẹ đã ngủ say, Hãnsel dậy, mặc áo, mở cửa sau lén ra ngoài. Ngoài trời trăng chiếu sáng rõ mồn một, sỏi trắng trước nhà lóng lánh dưới ánh trăng như những đồng tiền bằng bạc. Hãnsel cúi xuống nhặt sỏi bỏ đầy túi áo, rồi lại rón rén đi vào nhà và dỗ em.
- Em cưng, khỏi phải lo nữa, cứ ngủ cho ngon giấc.
Nói rồi Hãnsel cũng lên giường nằm ngủ.
Tang tảng sáng, khi mặt trời chưa mọc thì bà mẹ đã tới đánh thức hai đứa trẻ:
- Đồ lười thối thây, dậy mau, còn phải vào rừng kiếm củi chứ.
Rồi bà đưa cho mỗi đứa con một mẩu bánh nhỏ xíu và căn dặn:
- Bữa trưa chỉ có thế, ăn nghiến ngấu giờ thì trưa nhịn.
Gretel bỏ bánh vào túi áo ngoài, vì túi áo Hãnsel đầy sỏi trắng. Rồi cả nhà kéo nhau vào rừng.
Cứ đi được một quãng Hãnsel lại đứng sững lại ngoảnh nhìn về phía ngôi nhà. Bố thấy vậy nói:
- Hãnsel, mày nhìn gì vậy, sao lại tụt phía sau, liệu chừng đấy, đừng có dềnh dàng.
Hãnsel đáp:
- Trời, ba ơi, con mèo trắng của con ngồi trên nóc nhà, con nhìn nó, nó chào con ba ạ.
Mẹ nói:
- Đồ ngốc, đâu có phải mèo trắng của mày, ánh sáng mặt trời chiếu vào ống khói nom như vậy đó.
Hãnsel đi tụt phía sau thực ra không phải để nhìn mèo, mà để móc sỏi ở túi rắc xuống đường.
Khi cả nhà đã tới giữa cánh rừng, ông bố nói:
- Giờ các con phải đi kiếm củi đem về đây, ba sẽ nhóm lửa đốt để các con khỏi rét.
Hãnsel và Gretel đi nhặt cành khô, xếp cao thành một đống nhỏ. Người bố nhóm lửa, khi lửa đang cháy bùng bùng, người mẹ nói:
- Giờ chúng mày nằm bên lửa mà sưởi. Tao và ba còn phải vào rừng đốn củi, khi nào xong sẽ về đón chúng mày.
Hãnsêl và Gretel ngồi bên lửa sưởi. Đến trưa, đứa nào lấy phần của đứa đó ra ăn. Nghe thấy tiếng động vang lại chúng tưởng là tiếng rìu đốn cây của bố chúng ở gần quanh đấy. Nhưng thực ra không phải tiếng rìu đốn gỗ, đó chỉ là tiếng cành cây mà người bố buộc vào một thân cây khô, gió thổi mạnh cành cây đập qua lại nghe như tiếng đốn gỗ.
Ngồi đợi lâu quá, mắt hai đứa trẻ đều díp lại vì mệt, chúng lăn ra ngủ say lúc nào không biết. Khi chúng thức dậy thì trời đã tối. Gretel khóc và nói:
- Bây giờ thì làm sao mà ra khỏi rừng được!
Hãnsel dỗ em:
- Em cứ đợi một lát, tới khi vầng trăng lên chúng mình sẽ tìm được lối về nhà.
Trăng rằm đã mọc, Hãnsel cầm tay em đi lần theo vết sỏi cuội lóng lánh dưới ánh trăng như những đồng tiền Batzen mới, cứ như vậy hai anh em đi suốt đêm đến tảng sáng mới về đến nhà. Chúng gõ cửa. Mẹ ra mở cửa, tưởng là ai ngờ đâu lại chính là Henxêl và Grétêl nên liền mắng:
- Chúng mày lũ con mất dạy, sao chúng mày không ngủ nữa ở trong rừng. Tao tưởng chúng mày không thèm về nhà nữa.
Bố thì mừng ra mặt vì trong thâm tâm không muốn bỏ con lại trong rừng.
Sau đó ít lâu trời lại làm đói kém khắp hang cùng ngõ hẻm.
Một đêm, nằm trên giường hai anh em nghe thấy mẹ nói với bố:
- Đồ dự trữ cũng đã ăn hết. Cả nhà chỉ còn nửa cái bánh, ăn nốt chỗ ấy là treo mồm. Phải tống khứ lũ trẻ con đi. Lần này ta đem bỏ chúng vào rừng sâu hơn trước để chúng không tìm được lối mà về nhà. Chẳng còn cách nào cứu vãn được ngoài cách ấy.
Người chồng khổ tâm, nghĩ bụng, thà sống chung cùng với các con chia nhau mẩu bánh cuối cùng vẫn còn vui hơn. Chồng phàn nàn, nhưng vợ không nghe gì hết, còn la chửi chồng rằng đã trót thì phải trét, lần trước đã theo ý mụ thì lần này cũng phải theo.
Hai đứa trẻ nằm nhưng chưa ngủ, chúng nghe hết đầu đuôi câu chuyện bố mẹ bàn với nhau. Khi bố mẹ đã ngủ say, Henxêl dậy định ra ngoài nhặt sỏi như lần trước, nhưng cửa mẹ đã đóng mất rồi, Henxêl không thể ra được nữa. Nó đành dỗ em gái:
- Đừng khóc nữa Gretel, em cứ ngủ cho ngon, trời sẽ phù hộ chúng ta.
Sáng sớm tinh mơ mẹ đã kéo cổ cả hai đứa ra khỏi giường, cho chúng mỗi đứa một mẩu bánh còn nhỏ hơn mẩu lần trước. Dọc đường đi vào rừng, Hãnsel cho tay vào túi, bẻ vụn bánh mì ra, chốc chốc lại đứng lại rắc vụn bánh xuống đất.
Bố nói:
- Hãnsel, sao mày cứ hay dừng chân ngoảnh lại thế?
Hãnsel đáp:
- Con ngoảnh lại nhìn con chim bồ câu của con, nó đang đậu trên mái nhà và nói chào tạm biệt con.
Mẹ mắng:
- Đồ ngốc, đó không phải là chim bồ câu của mày, đó chỉ là cái bóng ống khói khi có mặt trời chiếu.
Dọc đường đi Hãnsel nín lặng, nhưng cũng rắc hết được vụn bánh.
Bà mẹ dẫn hai con vào tít mãi trong rừng sâu, nơi mà chúng từ thuở cha sinh mẹ đẻ chưa bước chân tới bao giờ. Sau khi nhóm lửa xong, đợi cho lửa bùng cháy thì bà mẹ nói:
- Chúng mày ngồi đó, lúc nào mệt thì ngủ đi một tí. Tao với ba mày còn phải đi đốn gỗ trong rừng sâu, tối xong việc sẽ quay lại đón chúng mày.
Đến trưa Gretel bẻ bánh của mình chia cho Hãnsel, vì bánh của Henxêl bẻ vụn rắc dọc đường rồi. Ăn xong chúng ngủ liền. Trời tối nhưng chẳng thấy một ai đến đón hai đứa trẻ đáng thương cả. Khi hai anh em tỉnh dậy thì bóng đêm đã bao trùm khắp mọi nơi. Hãnsel dỗ em gái:
- Gretel, em cứ đợi một lát, tới khi trăng lên anh em mình sẽ nhìn thấy những vụn bánh anh rắc dọc đường, cứ lần theo vết bánh ta sẽ thấy đường về nhà.
Trăng vừa mọc thì hai đứa đứng dậy đi, nhưng chúng không thấy một vụn bánh nào cả, vì trong rừng chỗ nào mà chẳng có chim muông, hàng nghìn con đã sà xuống mổ ăn hết. Hãnsel bảo Gretel:
- Thế nào chúng ta cũng tìm ra đường về.
Nhưng chúng tìm không ra đường. Chúng đi thông đêm đến sáng, rồi lại cả ngày hôm sau từ sáng tới tối mà không ra được khỏi rừng. Giờ đây bụng đói như cào, hai anh em kiếm quanh nhưng chẳng có gì ngoài dâu đất mọc hoang. Hai anh em mệt nhoài người, bước không nổi nữa, nằm lăn ra đất dưới gốc cây và ngủ thiếp đi.
Thế là hai anh em xa nhà đã ba ngày. Chúng lại tiếp tục lên đường, nhưng càng đi càng lạc sâu hơn trong rừng, chỉ chậm ít lâu nữa mà không có ai cứu giúp chắc chúng đói lả mà chết.
Giữa trưa hai anh em nhìn thấy một con chim đẹp, lông trắng như tuyết đậu trên cành cây hót véo von. Nghe tiếng chim hót chúng dừng chân đứng lại. Hót xong chim xoè cánh bay tới trước mặt hai anh em, cả hai liền đi theo hướng chim bay thì đến một túp lều nhỏ, còn chim thì bay đậu trên mái nhà. Lại gần thì thấy nhà xây bằng bánh mì, ngói lợp là bánh ngọt, cửa sổ bằng đường kính trắng tinh. Hãnsel nói:
- Giờ thì anh em mình cứ việc tự nhiên mà đánh chén một bữa ngon lành trời cho. Anh lấy một miếng mái nhà ăn, còn em thì lấy cửa sổ mà ăn, cái đó ăn ngọt đấy.
Hãnsel giơ tay bẻ một mảnh mái nhà để ăn thử xem có ngon không. Và Gretel đứng bên kính cửa mà gặm cho đỡ đói.
Giữa lúc đó thì trong nhà có tiếng người nói nhẹ nhàng vọng ra:
Gặm gặm, nhấm nhấm, ngó nghiêng,
Đứa nào dám gặm nhà riêng của bà?
Hai đứa trẻ đồng thanh đáp:
Gió đấy, gió đấy,
Có con trời đấy.
Nói rồi hai đứa đứng ăn tiếp tục mà chẳng hề sợ hãi.
Thấy mái nhà ăn cũng ngon, Hãnsel bẻ luôn một miếng to tướng lôi xuống. Còn Grétêl gỡ luôn cả một tấm kính tròn, ra ngồi một góc gặm lấy gặm để.
Bỗng cửa mở, một bà lão già cốc đế đại vương tay chống nạng rón rén bước ra. Hãnsel và Gretel sợ rụng rời chân tay, những thứ đang cầm trong tay đều rơi xuống đất. Bà lão lắc lư đầu và nói:
- Trời, các cháu yêu quý, ai đưa các cháu đến đây? Nào vào nhà đi, ở đây với bà, bà không làm gì đâu.
Bà lão cầm tay dắt hai đứa vào trong nhà, toàn những thức ăn ngon: sữa, bánh tráng đường, táo và hạnh đào. Hai chiếc giường nhỏ xinh trải khăn trắng tinh để cho Hãnsel và Gretel trèo lên nằm ngủ. Hai anh em ngỡ là mình đang ở trên thiên đường.
Mụ già chỉ giả bộ tử tế thôi, thực ra mụ là một phù thủy gian ác chuyên rình bắt trẻ con, mụ làm nhà bằng bánh chẳng qua là để nhử chúng lại. Đứa trẻ con nào đã vào lãnh địa của mụ sẽ bị mụ bắt, giết thịt nấu ăn. Đối với mụ ngày đó là một ngày lễ lớn.
Mụ phù thủy này có đôi mắt đỏ và không nhìn được xa, nhưng mụ lại rất thính hơi, có khả năng nhận biết đó là súc vật hay là người đang đi tới.
Khi hai đứa trẻ đứng gần mụ, mụ cười vang đầy nham hiểm và nói giọng ngạo nghễ:
- Đã vào tay bà rồi thì đừng hòng trốn thoát.
Sáng, khi hai đứa trẻ còn ngủ say thì mụ đã dậy. Nhìn hai đứa trẻ ngủ nom dễ thương, hai má đỏ hồng phinh phính, mụ lẩm bẩm một mình:
- Chắc ta sẽ được ăn một miếng mồi ngon đây.
Mụ đưa bàn tay khô héo nắm lấy Hãnsel kéo lôi ra nhốt vào một cái cũi nhỏ, đóng cửa chấn lại. Thằng bé kêu gào thảm thiết nhưng mụ cũng làm ngơ.
Rồi mụ đi đánh thức Gretel dậy và quát:
- Dậy mau, đồ con gái lười chảy thây, dậy đi lấy nước về nấu cho anh mày một bữa ngon. Nó ngồi trong cũi ở ngoài kia kìa, nó phải ăn ngon cho chóng béo, khi nào nó thực béo, tao sẽ ăn thịt.
Gretel òa lên khóc nức nở, nhưng khóc cũng vô ích, vẫn phải làm những điều mụ phù thủy độc ác sai khiến.
Những thức ăn nấu nướng ngon lành đều chỉ để cho Hãnsel, đồ thừa còn lại mới đến lượt Gretel.
Sáng nào mụ già phù thủy cũng nhẹ bước tới bên cũi và nói:
- Hãnsel, giơ ngón tay tao xem mày đã béo lên chút nào chưa.
Hãnsel chìa ra một cái xương nhỏ, mắt cập kèm mụ cứ tưởng đó là ngón tay Hãnsel. Mụ lấy làm lạ tại sao không béo lên tí nào cả.
Bốn tuần đã trôi qua mà thấy Hãnsel vẫn gầy. Mụ đâm ra sốt ruột, không muốn phải chờ lâu hơn nữa. Mụ gọi cô gái:
- Gretel, con Gretel đâu, nhanh tay nhanh chân lên nào, nhớ đi lấy nước nhé. Cho dù thằng Hãnsel béo hay gầy thì mai tao cũng làm thịt đem nấu.
Tội nghiệp cô bé, vừa xách nước, vừa than vãn, hai hàng nước mắt chảy trên gò má trông thật đáng thương. Cô la khóc:
- Lạy trời phù hộ chúng con, thà để thú dữ trong rừng ăn thịt còn hơn, như vậy hai anh em còn được chết chung.
Mụ già bảo:
- Thôi đừng có la khóc nữa, những cái đó chẳng giúp được gì đâu.
Trời sớm tinh sương Gretel đã phải chui ra khỏi nhà đi lấy nước đổ nồi, rồi nhóm lửa chất bếp. Mụ già bảo:
- Nướng bánh trước đã, lò tao nhóm đã nóng, bột tao cũng đã nhào.
Mồm nói tay mụ đẩy cô bé tới trước cửa lò, lửa cháy bốc cả ra phía ngoài cửa lò. Mụ phù thủy nói:
- Chui vào, nhìn xem bên phải lò đã đủ nóng chưa để cho bánh vào.
Mụ định khi Gretel chui vào thì mụ đóng ngay cửa lò lại, để cho Grétêl bị nướng nóng ở trong đó, sau đó mụ chỉ việc lấy ra mà ăn. Nhưng Gretel biết mụ đang nghĩ gì, cô nói:
- Cháu không biết làm thế nào mà vào được trong đó.
Mụ già mắng:
- Ngu như bò ấy, cửa lò rộng thế này, mày thấy không, tao chui vào cũng lọt nữa là mày.
Mụ từ từ đi lại cửa lò và chui đầu vào trong lò. Ngay lúc ấy Grétêl liền đẩy mụ một cái thật mạnh làm mụ chúi tọt hẳn vào trong lò. Gretel đóng cửa lò bằng sắt lại và cài then thật kỹ.
Bạn có nghe thấy không, con mụ già rú lên khủng khiếp. Grétêl chạy thẳng một mạch tới chỗ Hãnsel, mở cửa cũi và reo.
- Hãnsel, anh em ta được giải thoát, mụ phù thủy già đã chết.
Cửa vừa mở Hãnsel nhảy từ trong ra như chim sổ lồng. Thật là vui mừng biết bao. Hai anh em ôm choàng lấy nhau, nhảy tưng tưng, ôm hôm nhau. Bây giờ không còn gì để sợ nữa, hai anh em đi vào nhà mụ phù thủy thấy xó nào cũng có những hòm đầy ngọc ngà châu báu.
Thôi thì tha hồ mà lấy. Hãnsel vừa ních đầy túi vừa nói:
- Thứ này chắc chắn quý hơn sỏi.
- Em cũng phải lấy một ít mang về nhà mới được.
Gretel nói thế rồi nhét đầy tạp dề. Hãnsel nói tiếp:
- Giờ chúng ta phải đi ngay ra khỏi khu rừng của mụ phù thủy.
Đi được vài giờ hai anh em tới bên một con suối lớn. Hãnsel nói:
- Anh không thấy có cầu, làm sao anh em ta sang được bên kia.
Gretel đáp:
- Đò ngang cũng không có nốt, nhưng kia, có con vịt trắng đang bơi, để em nói khó với vịt chắc vịt sẽ chở anh em mình sang bờ bên kia.
Rồi Gretel gọi:
Vịt ơi vịt nhỏ, vịt xinh
Làm ơn vịt cõng chúng mình sang ngang.
Hãnsel cùng với Gretel
Cám ơn vịt trắng không quên công này.
Vịt bơi vào sát bờ. Hãnsel cưỡi lên lưng vịt và bảo em mình lên ngồi sau. Gretel nói:
- Thôi anh ạ, hai người thì quá nặng, để vịt cõng từng người một sang.
Vịt tốt bụng cõng lần lượt hai anh em. Yên ổn sang tới bờ bên kia, hai anh em lại tiếp tục lên đường, đi được một quãng khá dài, hai anh em thấy rừng ngày càng hiện ra quen thuộc hơn. Cuối cùng, từ xa hai anh em đã nhìn thấy căn nhà của bố mẹ mình. Thế là chúng co cẳng chạy, ba chân bốn cẳng chạy thẳng vào nhà, ôm ghì cổ bố mà hôn. Bà mẹ thì qua đời từ lâu.
Từ ngày bỏ con trong rừng ông bố không có lúc nào vui.
Gretel cởi nút tạp dề, ngọc ngà châu báu lăn tứ tung ra nền nhà. Còn Hãnsel thì hết nắm này đến nắm khác móc từ trong túi ra.
Từ đó những lo lắng không còn nữa, cả nhà sống trong cảnh yên vui hạnh phúc.
Chuyện tôi kể đến đây là hết. Kìa ở góc kia có con chuột đang chạy, ai bắt được nó có thể lấy da làm được một cái mũ lông to thật là to.
 
Copyright © Truyện cổ tích 365 ngày.
Designed by OddThemes | Distributed By Gooyaabi Templates